Khóa luyện thi: Đạt 600 TOEIC chỉ trong 4 tháng.

Chương trình củng cố kiến thức tiếng Anh và luyện thi TOEIC dành cho người mất gốc tiếng Anh. Khóa học với lộ trình học tập khoa học, thời gian học ngắn, học phí rẻ và chất lượng đào tạo tốt nhất, được cam kết điểm đầu ra sẽ giúp bạn đạt tới điểm số 600 TOEIC chỉ trong 4 tháng.

YOLO ENGLISH KLUB

Hãy đến với YOLO English Club để trải nghiêm, và đừng bỏ phí bất cứ phút giây nào trong cuộc đời mình để khám phá, học hỏi và rèn luyện bản thân, bởi, “You Only Live Once” – “Bạn chỉ sống một lần trong đời”.

Khóa học: CỦNG CỐ KIẾN THỨC TIẾNG ANH CĂN BẢN.

Chương trình củng cố kiến thức tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu học hoặc mất căn bản tiếng Anh. Giúp học viên hệ thống, ôn tập lại toàn bộ những kiến thức tiếng Anh căn bản nhất.

Chương trình kiểm tra trình độ TOEIC miễn phí hàng tuần

TOEIC Hoàng Xuân tổ chức chương trình thi thử TOEIC miễn phí cho các bạn đã là học viên hoặc chưa là học viên của trung tâm. Chương trình thi thử sẽ là cơ hội tốt để các bạn kiểm tra trình độ hiện tại, được tư vấn lộ trình học tập và có kế hoạch học tập xa hơn.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Xưng hô thân mật trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có rất nhiều cách thân mật, suồng sã để xưng hô. Tiếng Anh ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia khác nhau lại có những từ ngữ riêng để gọi. Cũng có nhiều cách gọi dựa vào mối quan hệ giữa người gọi và người được gọi. Liệt kê ra chúng ta có thể có cả một danh sách dài . Dưới đây là một số từ khá thú vị.


+ "Mate” là từ được dùng để gọi bạn bè và gia đình, hầu hết là đàn ông, măc dù phụ nữ cũng có thể gọi nhau bằng mate. Có thể dùng từ này để mở đầu hay kết thúc lời nói:

Mate, what are you up to tonight? (Này bạn, tối nay bạn bận là gì thế?)

See you later, mate.(Hen gặp lai sau nhé, anh bạn)

Nghĩa của từ này là friend (bạn) và nó đặc biệt phổ biến ở London và trong tiếng Anh Australian.

'Geezer' là một từ London khác, nhưng ít phổ biến hơn nhiều.

+ Trong tình huống giao tiếp thân mật, bạn cũng có thể thấy từ "love" được sử dụng. – Một người bán rau quả có thể nói với khách hàng của ông ta:

That'll be two pounds please, love. (Hết 2 bảng cô thân mến ạ).

Mặc dù vậy, đàn ông ít khi sử dụng từ này để gọi nhau.Nó thường được sử dụng giữ những người bạn trai và bạn gái – những người có thể gọi nhau là "babe".

+ Ở vùng phía bắc nước Anh, đặc biệt là ở Newcastle 'pet' là một cách gọi biểu đạt sự trìu mến:

"Alright, pet" – là một cách chào gặp mặt cho hầu như tất cả mọi người, đã quen hoăc chưa quen – mặc dù vậy, đàn ông hiếm khi gọi nhau bằng "pet".

+ Ở London, Đàn ông có thể gọi những người đàn ông lạ là "governor" hoặc "gov, Squire hay mush – từ có âm giống như "push" bắt nguồn từ tiếng Romany cổ được sử dụng cho đàn ông.

+ Hầu hết ở Anh, thậm chí cả ở Mỹ, người lớn thường gọi trẻ con là "kid" hoặc "kiddo". Ở Anh, những thằng bé được gọi là lad, laddy, young fella.

+ 'Lad' là một từ viết tắt phổ biến ở Liverpool phía tây bắc nước Anh để chỉ bất kỳ một người nam trẻ tuổi nào.

+ "Laddy" và "Lasie" được sử dụng ở Scotland cho đàn ông hoặc phụ nữ một cách kính trọng.

+ 'Boyo' cũng là một cách mà người Wale thường dùng để gọi những người đã trưởng thành.

Hơi rắc rối một chút, một số từ nghe có vẻ rất thân mật nhưng có thể lại không phải. Pal có nghĩa là bạn, nhưng một câu bắt đầu bằng " Listen pal…"- có thể lại là một lời cảnh cáo hoặc đe nạt.

+ "Sunshine" là một từ khác có thể được sử dụng giữa những người đàn ông với nhau, nó nghe có vẻ thân mật nhưng không phải lúc nào cũng là như thế.

Ở Mỹ,và đặc biệt là trong nhạc rap, luôn có một nguồn tiếng lóng rất phong phú nó vượt biển Atlantic qua những bộ phim và nhạc của Mỹ. Chúng ta có thể thấy những brother, bro', brud, beau, hay boo, blood, dog… Có một điểm cần phải nói rõ về những từ này đó là cũng như hầu hết tiếng lóng, chúng được sử dụng như một cách để khẳng định tư cách hội viên của một nhóm hoặc một câu lạc bộ đặc biệt nào đó.

Là một người nước ngoài nói tiếng Anh, mọi người không nghĩ bạn lại sử dụng tiếng lóng, vì vậy, họ sẽ rất ngạc nhiên khi bạn nói tiếng lóng, họ có thể sẽ nghe nhầm hoặc hiểu nhầm điều bạn nói. Bạn cần phải ở trong một hoàn cảnh thật phù hợp để có thể tự tin sử dụng vốn tiếng lóng của mình cho đúng. Chúc các bạn ngày càng làm giàu vốn từ vựng của mình nhé!

10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công

Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ (NN)? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một NN là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không?


Nếu bạn là người học NN lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một NN nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp.

Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học NN của bạn.

1/ Thiết lập những ước muốn thực tế:

Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học NN là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà NN được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn?

Trong một khoá học NN, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học NN khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học NN. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả.

Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.

2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng:

Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.

Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.

Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.

3/ Học từ vựng một cách hiệu quả:

Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn.

Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó.

4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động:

Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.

5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:

Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.

Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn.

6/ Hình thành những nhóm học tập:

Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.

7/ Xác định phong cách học tập của bạn:

Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.

8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:

Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn.

9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu:

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của bạn.

10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn:

Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.

Mẹo dùng Google để viết và sử dụng đúng ngữ pháp tiếng Anh

Khi viết hoặc làm các bài tập ngữ pháp tiếng Anh, chúng ta thường gặp nhiều lỗi như: dùng sai cấu trúc ngữ pháp, dùng sai giới từ, chọn sai từ để dùng… Liệu có cách nào đơn giản để kiểm tra xem mình sử dụng tiếng Anh đúng hay chưa?


Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ một vài mẹo nhỏ trong việc sử dụng Google để giải quyết khúc mắc này.

Cách kiểm tra xem bạn dùng từ ngữ và ngữ pháp có chính xác chưa

Khi bạn không biết hoặc không nhớ rõ cách viết một câu như thế nào, sử dụng cụm từ ra sao,…bạn có thể sử dụng Google như một công cụ tham khảo. Bạn chỉ cần copy câu hoặc cụm câu mà bạn cần tham khảo vào khung tìm kiếm của Google. Lúc này, kết quả tìm kiếm của Google sẽ cho bạn thấy câu đó thường được mọi người viết như thế nào. Bạn hãy tham khảo ví dụ 1 bên dưới:




Giả sử như tôi không biết là dùng câu “I want to go to home” có đúng không, tôi sẽ đánh câu này vào khung tìm kiếm của Google. Như bạn thấy, kết quả cho thấy câu này phải được dùng là “I want to go home” mới đúng.

 Bên dưới là ví dụ 2:





Lần này, tôi kiểm tra xem tôi dùng câu “How long does it take writing a song?” có đúng hay không. Như bạn thấy, sau khi kiểm tra thử với Google thì kết quả là câu này phải dùng “How long does it take to write a song?” mới đúng.

Cách này cũng hỗ trợ rất tốt cho bạn trong việc kiểm tra xem dùng giới từ, cụm từ có đúng hay không.

Trong ví dụ trên, giả sử tôi không biết là dùng “take part in a group” hay “take part on a group” hay “take part to a group” mới đúng. Tôi đánh vào khung tìm kiếm“take part * group” và kết quả như trên. Bạn cũng thấy là trong trường hợp tôi quên, hoặc không biết phải dùng mạo từ “a” thì qua việc tham khảo kết quả của Google, tôi biết được rằng phải dùng “take part in a group“.



Bạn thấy rằng, thường xuyên đọc những bài viết tiếng Anh là cách rất tốt để cải thiện vốn từ và cách dùng ngữ pháp của bạn. Khi bạn để ý cách dùng ngữ pháp trong những bài viết, ngữ cảnh khác nhau, bạn sẽ ghi nhớ được cách dùng ngữ pháp tiếng Anh thế nào cho đúng.

Những mặt hạn chế

Bên trên là một số mẹo nhỏ giúp bạn viết và sử dụng ngữ pháp hiệu quả, chính xác hơn nhờ Google. Tuy nhiên, cách này cũng có những mặt hạn chế. Chẳng hạn như không phải lúc nào bạn tìm kiếm cũng ra ngay kết quả mình cần, mà sẽ xuất hiện nhiều câu không liên quan, hoặc xuất hiện nhiều cách dùng khác nhau.

Do đó, cách này thường chỉ hiệu quả cho việc kiểm tra những câu, cụm câu ngắn hoặc cụm từ, giới từ.

Nếu phải thường xuyên viết tiếng Anh, chẳng hạn như luyện viết essay, hoặc muốn cải thiện khả năng viết của mình, bạn nên đầu tư cho chương trình sửa lỗi ngữ pháp chuyên nghiệp.

Nếu bạn sử dụng những mẹo trên, bạn nên lưu ý rằng “Nếu có nhiều kết quả khác nhau, trong đa số các trường hợp, kết quả xuất hiện nhiều lần (được nhiều người sử dụng) thường chính xác nhất.”

Một điều quan trọng khác là nếu bạn muốn viết tốt, hãy viết thường xuyên. Đừng quên củng cố ngữ pháp tiếng Anh và vốn từ vựng tiếng Anh.

Bí quyết học tiếng Anh từ con số "âm"

“Tôi không thể học được tiếng Anh”, nếu để biện minh cho lý do bạn không thể học được tiếng Anh bằng câu nói trên thì hãy thay đổi suy nghĩ của mình sau khi đọc bài viết của tôi. Trước đây, tôi từng nói như vậy hàng trăm lần, nhưng tôi đã học được tiếng Anh ngay khi tôi bỏ đi suy nghĩ này. Từ một người sợ và ghét học tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã làm.



Tôi sống ở TP HCM từ nhỏ, đáng lẽ tôi phải có nhiều cơ hội tiếp xúc sớm với tiếng Anh, nhưng tôi đã không có điều kiện tham dự bất kỳ lớp tiếng Anh nào trước khi bước vào năm học Anh văn đầu tiên, năm lớp 6. 

Tôi không thể quên kỷ niệm những ngày đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, hôm đó là ngày học tiếng Anh thứ hai của tôi, tôi đã bị gọi lên trả từ vựng. Tôi lóng ngóng và không thuộc được chữ nào trong khi những bạn khác lần lượt viết ra những từ mà cô yêu cầu. Cô giáo đã mắng tôi rất nhiều vì không học bài, những ánh mắt của bạn cùng lớp nhìn vào tôi lúc đó làm tôi nhớ mãi. Khi về chỗ, bạn nam ngồi phía sau đã nói rằng: “Con này dốt lắm, có nhiêu đó mà cũng không thuộc”. Tôi đã rất buồn và đặt một câu hỏi lớn cho chính mình: “Tại sao phải học tiếng Anh làm gì mà rắc rối quá. Tôi ghét nó”.

Cấp 2 là quãng thời gian tôi chật vật với tiếng Anh ghê gớm. Tôi luôn dẫn đầu lớp về thành tích tất cả môn học nhưng luôn bị khống chế bởi môn Anh văn. Đã có lúc tôi thật sự thấy bế tắc về điểm yếu đó của mình, tôi muốn vượt qua khỏi nó. Đó là một lần duy nhất của thời cấp 2, tôi xung phong đứng dậy để dịch một bài hội thoại sau khi đã chuẩn bị sẵn ở nhà, nhưng tôi đã dịch sai ngay từ câu đầu tiên.

Tôi muốn cố gắng sửa lại nhưng cô giáo đã không cho tôi được quyền đó và kêu một bạn khác đứng dậy dịch thay. Tôi cảm thấy thất vọng và cảm nhận một sự thất bại của chính bản thân. Từ đó, tôi nhận ra tôi không biết cái gì về Anh văn cả và tôi cũng quyết định luôn tôi không cần biết thêm gì về nó.

Lên cấp 3, tôi chọn cho mình khối A để theo đuổi cũng vì lý do tôi rất dở tiếng Anh. Thế là những ngày tháng cấp 2 và cấp 3 của tôi trôi qua với những kiến thức mập mờ về Anh văn. Những con điểm đủ mức trung bình của tôi về môn tiếng Anh đều là do sự hỗ trợ của bạn bè. Và thật lòng tôi không muốn thừa nhận một sự thật rằng những con điểm ấy hoàn toàn không phải là kiến thức của tôi.

Mặc dù thi khối A là khối chính, nhưng tôi vẫn chọn thi thêm khối D dù chẳng học một chữ Anh văn. Ngày thi môn tiếng Anh tôi “đánh lụi” từ trên xuống dưới, kết quả cuối cùng tôi đậu cả 2 trường Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn. Tôi đã chọn Nhân văn như một số mệnh của mình, chuyên ngành của tôi ở Nhân văn là tiếng Trung, vì thế tôi lại càng ngày càng không có cơ hội để gặp “người bạn khó chịu” tiếng Anh của mình. Và dường như tôi cũng quên luôn những ám ảnh đầu đời của mình về môn học đáng sợ đó. Có lúc tôi đã nghĩ tôi sẽ vẫn thành công mà không cần tiếng Anh, vì một lý do mà tôi luôn tự bào chữa cho mình: “Tôi có thể học được mọi thứ, trừ tiếng Anh.”

Đến năm thứ ba, tôi biết được thông tin điều kiện xét tốt nghiệp của trường là phải có bằng B tiếng Anh. Tôi thật sự hoang mang vì không biết làm cách nào để một đứa “mù Anh văn” như tôi lại có thể lấy được cái bằng đó để ra trường. Tôi mơ hồ nghĩ đến một viễn cảnh là chắc hẳn phải nợ bằng vài năm vì không có nổi chứng chỉ B Anh văn. Nhìn những anh chị khóa trên trong trường đi làm rồi nhưng vẫn tối tối tranh thủ đi đến các trung tâm ngoại ngữ với mục đích lấy được bằng B để hoàn tất điều kiện lấy bằng tốt nghiệp, trong tôi lại xuất hiện một nỗi sợ vô hình. Sau những ngày suy nghĩ cuối cùng tôi quyết định đi học tiếng Anh.

Đây là một quyết định nói chính xác là do tình thế ép buộc chứ không phải do tôi tự nguyện. Tôi muốn theo học thi chứng chỉ Toeic nhưng đầu vào trình độ của tôi quá tệ không vào nổi lớp Toeic 1 mà rớt xuống lớp sơ cấp. Ngày khai giảng khóa học, tôi đứng suy nghĩ và đánh liều vào lớp Toeic 1. Những ngày đầu, tôi rất khó khăn để học cùng với những bạn sinh viên của những trường khác. Các bạn hầu như đều có trình độ trên tôi.

Tôi ngồi bàn gần cuối và những trang sách lúc nào cũng đầy những từ vựng được gạch dưới với lý do vốn từ vựng của tôi quá ít. Có những lúc thầy giảng nhưng tôi không hiểu thầy nói gì. Tôi khó khăn trong vấn đề nghe những đoạn hội thoại dù rất ngắn và đơn giàn. Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy sự yếu kém về mặt ngoại ngữ của mình so với sinh viên các trường đại học khác là quá lớn. Nỗi ám ảnh ngày xưa ùa về kèm theo đó là một tâm lý lo lắng khi so sánh mình với những học viên trong lớp.

Và tôi đã làm một việc mà tôi chưa từng nghĩ đến, lao vào học tiếng anh. Những ngày đầu khi tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà tôi cảm thấy không một chút hứng thú. Tôi chỉ học được 5 phút là mệt mỏi và đóng lại ngay vì không thể vào đầu nổi. Nhưng lúc đó một suy nghĩ đã đến với tôi: “Tôi có một nỗi sợ, đó là Anh văn. Tôi cứ mãi trốn tránh nỗi sợ của mình và cách duy nhất để tôi từ bỏ sự sợ hãi đó là phải đối mặt với nó”. Thế là mỗi ngày tôi quyết tâm dành ra 60 phút học Anh văn.

Tôi học những từ vựng chưa biết được gạch dưới trong sách như một bài tập bắt buộc riêng cho mình. Tôi đầu tư mua hẳn một phần mềm học từ vựng, nó có chức năng nhập từ và kiểm tra từ đến khi nào người học thuộc mới thôi. Có những ngày tôi ham chơi nên đến 10h đêm mới mở máy học, lại gặp những từ vựng khó, máy trả đi trả lại mà tôi không thuộc. Đến khi thuộc rồi thì đã hơn 12 giờ đêm. Từ điều ép buộc, nó trở thành một thói quen.

Từ một thói quen, nó lại trở thành một sở thích lúc nào mà tôi không hay. Tôi thích học từ vựng đến mức độ, đi ngoài đường trông thấy những bảng hiệu có những từ tiếng Anh mới, tôi đều đọc to và cố gắng ghi chú lại. Còn về phần nghe, mỗi ngày tôi cho mình nghe một đoạn Anh văn có độ dài khoảng 5 phút nhưng nghe lại nhiều lần. Có khi ngủ nhưng tôi vẫn để đoạn Anh văn phát đi phát lại cho đến sáng, vì tôi nghĩ lúc đó Anh văn sẽ có cơ hội đi sâu vào tiềm thức của tôi. Môn ngữ pháp, tôi rất siêng năng làm các bài tập của thầy trên lớp, vì vậy dù về nhà không luyện tập ngữ pháp nhiều nhưng ngữ pháp của tôi đã có những chuyển biến tốt.

Kết thúc khóa học sau 12 tuần đó, tôi là người có điểm thi cao nhất của cả lớp gồm 45 học viên với số điểm Toeic 480. Ngày tôi cầm phần thưởng của thầy với vị trí đứng đầu, tôi đã muốn khóc vì những điều tôi làm được. Theo bảng quy chiếu điểm giữa các văn bằng, tôi được biết Toeic 480 có ngang giá trị với chứng chỉ B. Tôi muốn kiểm chứng lại một lần nữa khả năng của mình.

Thế là một tuần ngay sau đó, tôi bước vào phòng thi chứng chỉ B do ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức. 2 tuần chờ đợi kết quả là những ngày thấp thỏm không yên của tôi. Cuối cùng kết quả cũng đã có, tôi tìm tên của mình trong danh sách dài vài trăm thí sinh, và tôi dừng lại ở tên tôi. Tôi đã đậu chứng chỉ B, tôi nhảy cẫng lên và tươi cười suốt đoạn đường về. Tôi đã lấy được bằng B chỉ trong 3 tháng bằng nỗ lực của mình.

Từ ngày có được bằng B, tiếng Anh không còn là nỗi sợ nữa. Tôi bắt đầu coi nó như người bạn, tôi thích khi vớ được một từ mới và tôi sẽ líu lo nhắc đi nhắc lại cho đến khi nào thuộc. Tôi muốn thử thách mình một lần nữa. Sau 3 tháng tiếp theo, tôi đăng ký thi lấy chứng chỉ C của đại học Nông lâm. Chuyện đi thi lần này, tôi giấu tất cả mọi người, vì chắc chắn sẽ bị ngăn cản do chưa đủ sức trong thời gian đó. Nhưng tôi đã đậu, và tôi lấy được bằng C trong 3 tháng sau khi vừa lấy được chứng chỉ B. Đó thật sự là điều kỳ diệu của riêng tôi.

Không lâu sau đó, tôi lại lấy được Toeic 625 điểm. Càng lúc khả năng tiếng Anh của tôi càng tốt. Sau khi tốt nghiệp, tôi lại tiếp tục học văn bằng 2 ngành Sư phạm tiếng Anh vì niềm yêu thích. Hiện nay, tôi luôn đứng trong top những người giỏi nhất khoa. Hơn một năm nữa, tôi sẽ có thêm một nghề tay trái, đó là nghề giáo viên dạy tiếng Anh.

Từ một người sợ và ghét tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng “Tôi không học được tiếng Anh”, tôi đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Tôi tin các bạn cũng sẽ làm được như tôi đã làm.

Bí quyết học tốt phần nghe trong bài thi TOEIC

Để đạt điểm tối đa phần thi nghe tiếng anh của chứng chỉ TOEIC thật sự không quá khó nếu bạn biết áp dụng một số phương pháp học đúng đắn. Hãy xem cách học tốt tiếng anh luyện thi chứng chỉ TOEIC của một thủ khoa đạt điểm tối đa phần nghe này nhé!




Chọn những tài liệu học thi chứng chỉ TOEIC chất lượng

Chọn được một cuốn sách hay, bổ ích là điều vô cùng quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách học thi chứng chỉ TOEIC cho tất cả mọi trình độ khác nhau. Những cuốn sách của các nhà xuất bản uy tín như Longman, Cambridge, Barron’s… là tài liệu học tập không thể thiếu đối với người học TOEIC.

Luyện nghe có chọn lọc

Chúng ta đã quá quen thuộc với những lời khuyên như: “Nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt”, nhưng điều này chưa hẳn đã đúng. Vấn đề không phải là nghe bao nhiêu, mà là nghe cái gì và nghe như thế nào

Bên cạnh việc nghe các kênh thông tin bổ ích như  CNN, BBC, VOA… các bạn cũng nên quan tâm đến những bài nghe có nội dung tương tự với những gì sẽ xuất hiện trong kỳ thi. Phần thi TOEIC Listening có 100 câu hỏi chia làm 4 phần (miêu tả bức ảnh, hỏi – đáp, đối thoại ngắn, bài nói ngắn) phản ánh những ngữ cảnh cụ thể trong môi trường làm việc quốc tế.

Bởi vậy, bạn nên chọn cho mình những website học luyện nghe tiếng anh với các cuộc hội thoại, lời thông báo, quảng cáo, bài phát biểu… bằng Tiếng Anh thông dụng trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc thường ngày.

Khi nghe, các bạn không nhất thiết phải nghe được tất cả các từ mà cần tập trung hiểu đúng nội dung và tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Ai đang nói? Họ đang nói về chuyện gì? Ở đâu?… Đặt ra và trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe một cách tự nhiên thông qua ngữ cảnh.

Tập trung vào phát âm

Nếu bạn không phát âm chuẩn, bạn sẽ không bao giờ có thể nghe chuẩn. Nghe và nói là hai kỹ năng có ảnh hưởng trực tiếp tới nhau bởi đối tượng của chúng đều là âm thanh (khác với đọc và viết hướng tới văn bản). Bởi vậy, để tránh hiểu sai nội dung nghe thì bạn nên học luyện phát âm tiếng anh chuẩn bằng cách nắm vững những quy tắc chung và đọc to từ mới theo phiên âm của từ điển.

Đối với bài thi TOEIC Listening, bạn càng cần phải tập trung vào việc phát âm nhiều hơn. Bài thi có sử dụng khoảng 50-60% giọng Mỹ, còn lại 40-50% là giọng Anh, Úc, New Zealand, Canada. Bên cạnh đó, “bẫy” của bài thi thường nằm ở những từ mà thí sinh dễ nhầm lẫn như từ đồng âm khác nghĩa, từ có cách phát âm tương tự nhau…

Điều này đặc biệt đúng trong phần 1 (miêu tả bức ảnh) với những cách diễn đạt dễ gây nhầm như: cup (chiếc cốc)/ cub(thú con), tile (ngói)/ tie (cà vạt), write (viết)/ ride (lái), table (bàn)/ stable (chuồng), picture (tranh)/ pitcher (bình)…

Chỉ có một đáp án là chính xác

Như tất cả các kỳ thi trắc nghiệm khác, trong 3-4 đáp án của bài thi TOEIC Listening, chỉ có một đáp án chính xác. Những lựa chọn còn lại có mục đích gây nhiễu và đánh lạc hướng bạn khỏi đáp án đúng.

Bài thi TOEIC không đơn giản bởi có rất nhiều “bẫy” để đánh lừa thí sinh. Những đáp án sai thường “có vẻ đúng” và dễ khiến chúng ta lẫn lộn. Bởi vậy, cách duy nhất là bạn phải luyện tập thật nhiều và tỉnh táo trong ngày thi để xác định được đáp án chính xác cho câu hỏi mà đề đưa ra.

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Cách đoán một từ lạ trong bài đọc tiếng anh

Trong khi đọc, điều tối kị nhất là bị ngắt quãng, khi ngắt quãng, đầu óc của chúng ta sẽ bị phân tán và không nắm được ý của bài đọc nữa. Vì vốn từ vựng chưa được phong phú, đa số các bạn khi gặp phải một từ lạ đều dừng lại, tra từ điển, điều này vừa mất thời gian và vừa cản trở bạn nắm ý của bài đọc tiếng Anh.



1. Xác định xem đó là danh từ hay động từ.

Nếu là danh từ riêng, bỏ qua và đọc tiếp. Nếu là tính từ (adj) hay trạng từ (adv) đoán xem mức độ, nghĩa tích cực hay tiêu cực đối với từ chính như thế nào, rồi bỏ qua. Nếu là động từ chính, chắc phải tìm ra nghĩa của chúng.

2. Phân tích từ lạ.
 
Từ tiếng Anh có cấu trúc lắp ghép từ nhiều thành tố, có preffix (thành tố trước) và suffix (thành tố sau). Hai thành tố này có thể giúp ta xác định được nghĩa của từ. Ví dụ, từ “review” có preffix là “re” và từ chính là “view”. Chúng ta biết “re” có nghĩa là làm lại, lặp lại; “view” có nghĩa là xem; vì thế, “review” có nghĩa là xem lại. Đây là 1 ví dụ đơn giản, các bạn có thể áp dụng cách này rất hiệu quả cho những từ đơn giản.

3. Nếu sau khi phân tích vẫn không thể đoán được nghĩa, hãy đọc lại cả câu, tìm những gợi ý xung quanh từ đó để hiểu nghĩa của từ.
 
Ví dụ bạn không biết từ “deserve” trong câu “First deserve, then desire”; nhưng bạn thấy “first” và “then” có nghĩa nguyên nhân, kết quả; do đó, “deserve” sẽ là nguyên nhân dẫn đến “desire”. “Desire” là muốn được gì đó, vậy 90% “deserve” có nghĩa là bạn phải xứng đáng.

4. Hỏi 1 ai đó.
 
Thực sự khi trao đổi với 1 người khác, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ và mất ít thời gian hơn cho bài đọc. Khi có câu trả lời, hãy ghi nhanh ra giấy để sau khi đọc xong, xem lại và học thêm từ mới nhé. Nhưng hãy kiên nhẫn trước khi tìm 1 ai đó để hỏi, vì nghiên cứu cho thấy khi bạn đoán, 90% là bạn đoán chính xác.

5. Đến bước cuối cùng hãy tra từ điển.
 
Khi tra từ điển, hãy cố gắng đừng dùng kim từ điển. Kim từ điển có thể nhanh nhưng chẳng giúp ích được gì nhiều đâu. Hãy nhớ, nếu chọn lật từ điển, bạn phải chắc chắn rằng mình sẽ nhanh chóng trở lại bài đọc chứ không để tâm trí đi lòng vòng nhé!

Kỹ năng học tiếng Anh thông qua việc đọc báo mỗi ngày

Một trong những cách nâng cao khả năng học tiếng anh và phát triển các kỹ năng là việc thường xuyên đọc báo tiếng anh. Chúng ta cần có những kỹ năng đọc để có thể hiểu hết về chúng.


Lời tựa bài báo (article headlines) trong tiếng anh gây khó khăn cho người đọc nếu như không hiểu biết về chúng.

Ngôn ngữ báo chí có cấu trúc riêng (structure), sử dụng một số từ ngòai tiêu chuẩn (non-standard), từ lóng (slang) hoặc có khi là thuật ngữ (jargon) và phương ngữ (dialect) để tạo hiệu ứng giật gân (sensational effect).

Thật ra đối với người hiểu ngữ pháp tiếng anh, tựa báo tiếng anh cũng khá đơn giản. Sau đây là một số đặc điểm chính để hiểu chúng:

1. Bỏ Article: những từ a, an, the , các determiners như our, my ,your, his không được dùng
 
Ví dụ: National football squad travels to China without major goalkeeper (VietnamNet Bridge); phải hiểu là (Our/The Vietnamese) National Football Team has traveled to China without (a/its) major goalkeeper.

2. Bỏ Verb be: các câu passive , thì progressive chỉ còn lại particles

Ví dụ: Record Data Breach Reported (Washington Post), phải hiểu là A breach of record data (was/has been) reported.

3. It (is/was), They (are/were), There (was/were), people không được dùng và được hiểu ngầm

Ví dụ: Waiting for Ceasefire (Newsweek), hiểu là People are waiting for the ceasefire hoặc There is a waiting for the ceasefire

Ví dụ: 7 die in blast, được hiểu là Seven people died in the blast ( explosion/ bombing)

4. Dùng thì Simple Present cho Past và Present Perfect

Ví dụ: Kennedy collapses at Obama lunch (Newsweek) = Kennedy collapsed at Obama’s lunch

5. Dùng Infinitive (to+verb) để chỉ tương lai và trách nhiệm, tính chất cấp thiết ( bỏ model Must, Have to )

Ví dụ: Bush , wife and kids to leave for Texas home ranch (tác giả) = President Bush, his wife and their children will leave for their home ranch in Texas.

Ngoài ra chúng ta thường gặp những cụm từ rất dài gồm tòan các nouns và để hiểu chúng ta nên đọc ngược, những từ ít gặp trong ngôn ngữ tiêu chuẩn và đời thường (everyday): slump = decrease, blaze= fire, bust = arrest ….

Ví dụ: House arrest dissident release trigger unrest possible (tác giả) = The release of the dissident from (his/her) house arrest could trigger an unrest (riot).